Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

RAU MÁ - ĐÓI ĂN RAU, ĐAU UỐNG THUỐC

Trong cuộc sống hàng ngày ít ai biết được rằng: Rau má - thứ rau mà nhiều người vẫn coi là loài rau mọc hoang dã nơi gốc ruộng, bờ đường ấy lại là một dược thảo rất quý, chữa được nhiều bệnh khá hữu hiệu...


Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc với người dân đất Việt, đặc biệt là với những người nông dân, mà nó còn là một dược thảo. Trong dân gian Rau má được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm.

17 CHỨNG BỆNH CÓ THỂ TRỊ BẰNG RAU CẦN

Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay; tính mát; vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái v.v... Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều v.v... Một số ứng dụng cụ thể:

CÓ CỦ RÁY - ĐAU NHỨC XƯƠNG VÀ MỤN NHỌT SẼ PHẢI RA ĐI

Ráy còn gọi là cây Ráy dại, Dã vu. Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C. Koch (Colocasia macrorhiza shott), thuộc họ Ráy ARACEAE.

Ráy là một loại cây mềm, cao 0,3 – 1,4m (có thể dài 5m), phân dưới sát gốc lại bò lên trên mặt đất, phần trên đứng, dưới gốc có thân rễ hình cầu dần phát triển thành củ, dài, to và nhiều đốt ngắn, trên những đốt có vẩy màu nâu, lá to, hình tim dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45cm, màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt. Cuốn nằm bò dài 15 – 120cm (có gốc to dài nặng 3 – 5kg), có củ có tuổi 4 – 5hoặc 10 năm. Bông của Ráy mo nang mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất phụ. Phần cuốn của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ, mùa hoa, quả tháng 1 – 5

HOA MUA - HOA CỦA NÚI RỪNG

Hoa mua là loài hoa quen thuộc của đồng bào các dân tộc miền núi nước ta. Vào cuối xuân đầu hè, hoa Mua nở rộ trên các sườn đồi, ven rừng, ven suối. Hoa Mua có nhiều loại, loại màu hồng tím (Dã mẫu đơn), loại màu đỏ (Mua leo), loại màu hồng (Mua núi)... song phổ biến hơn cả là Dã mẫu đơn và Mua núi. Đây cũng là hai cây thuốc dân gian quen thuộc của đồng bào các dân tộc miền núi.


BÀI THUỐC PHÒNG CHỐNG ĐAU ĐẦU

Đau đầu là một chứng trạng thường gặp trong thực tiễn lâm sàng. Trong Y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng Đầu thống. Đau đầu do rất nhiều nguyên nhân gây ra song tựu chung không ngoài hai phương diện là ngoại cảm (nhân tố tác động bên ngoài) và nội thương (nhân tốt tác động bên trong). Ngoài việc dùng thuốc và các biện pháp khác để giảm đau, cổ nhân xưa còn dùng các món dược thiện để chữa trị căn bệnh này. Bạn đọc có thể tham khảo vận dụng cho mình hoặc người thân khi cần thiết.



VỚI THỂ PHONG HÀN NGOẠI NHẬP

Triệu chứng: Đau đầu kèm theo đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau bụng, đau tăng khi đi ra gió, thường xuyên thích che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, tắc mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Dược thiện

Đầu Cá mè hoa 1 cái, Xuyên khung 3 – 9g, Bạch chỉ 6 –9g. Cho Xuyên khung và Bạch chỉ vào túi vải rồi đem nấu với đầu cá thành canh, khi chín nhừ chế thêm gia vị ăn nóng.

Công dụng: Sơ phong tán hàn, chỉ thống

Hành củ 10g, Đạm đậu xị 10g, Gạo tẻ 100g. Gạo vo sạch đem nấu thành cháo, khi nhừ cho Đạm đậu xị và hành vào đun thêm một lát là được, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Tân ôn giải biểu, khứ phong tán hàn. Cũng có thể cho thêm vào nồi cháo lá Tía tô tươi 10g, Gừng tươi 3 lát để làm tăng khả năng giải biểu trừ hàn.

Sinh khương (Gừng tươi) 10g, Đường đỏ lượng vừa đủ. Sinh khương rửa sạch, thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, chế thêm Đường đỏ uống nóng.

Tác dụng: Tàn hàn giải biểu, chỉ thống.

VỚI THỂ PHONG NHIỆT THƯỢNG PHẠM

Triệu chứng: Đau đầu có cảm giác căng chướng, thậm chí đau kịch liệt, phát sốt, sợ lạnh, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát thích uống nước mát, đại tiện táo bón thường xuyên hoặc khó đi, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch nhanh.

Dược thiện

Thịt lợn nạc 120g, củ Sắn dây (Cát căn) tươi (nếu khô thì dùng 30g), Sài hồ 12g. Sài hồ, Cát căn rửa sạch, cắt vụn; thịt lợn rửa sạch thái miếng, tất cả cho và nồi hầm lửa nhỏ trong 2 giờ chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, giải cơ chỉ thống.

Tang diệp (lá Dâu) 10g, Trúc diệp (lá Tre) 15 – 30g, Cúc hoa 10g, Bạch mao căn 10g, Bạc hà 6g. Tất cả rửa sạch cắt vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 phút thì dùng được, uống thay trà.

Công dụng: Sơ phong tán nhiệt,

Xuyên khung 3g, Trà diệp 6g. Hai vị đem sắc lấy nước uống ấm.

Công dụng: Khứ phong tán nhiệt, lý khí chỉ thống.

VỚI THỂ CAN DƯƠNG THƯỢNG CANG

Triệu chứng: Đau đầu kèm theo hoa mắt chóng mặt, có thể chỉ đau nửa đầu, tâm trạng buồn phiền uất ức, dễ cáu giận, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, mặt đỏ, miệng đắng, đau tức hai bên sườn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Dược thiện

Thiên ma 25g, Xuyên khung 10g, Bạch linh 10g, Cá chép tươi 1 con chừng 1000g, gia vị vừa đủ. Xuyên khung, Thiên ma, Bạch linh, thái phiến rồi cho vào bụng cá cùng gia vị, đem hấp cách thủy chừng 30 phút, ăn trong ngày.

Công dụng: Bình can định thần, hoạt huyến chỉ thống

Cà chua 250g, Gạo tẻ 100g, Đường đỏ 150g, nếu có thêm một chút dầu Hoa hồng thì càng tốt. Cà chua rửa sạch, cắt miếng rồi đem ninh với gạo thành cháo, chế thêm Đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, bình can.

VỚI THỂ KHÍ HUYẾT LƯỠNG HƯ

Triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, hay hồi hộp trống ngực hay có cảm giác khó thở, dễ vã mồ hôi hoặc đổ mồ hôi trộm, sợ gió, tinh thần mệt mỏi sắc mặt nhợt nhạt hoạc vàng úa, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng.

Dược thiện

Ngũ vị tử 20g, thịt Thăn lợn 200g, Trứng gà 2 quả, Bột mì 25g, Mỡ lợn 50g, nước luộc gà 100ml, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng ướp với gia vị, một chút Rượu vang và nước sắc Ngũ vị tử; đập trứng vào bát, hoà đều với Bột mì. Cho mỡ vào chảo đun nóng già rồi rán thịt lợn sau khi đã nhúng vào dung dịch trứng bột. Tiếp đó đem thịt rán rim với nước luộc gà cho mềm, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, kiện vận tỳ vị

Hoàng tinh 30g, Đẳng sâm 30g, Hoài sơn 30g, Gà mái một con (nặng chừng 500g), gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, chặt miếng, các vị thuốc thái phiến cho vào túi vải. Tất cả cho vào nồi, chế đủ gia vị, hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Ích khí bổ hư

VỚI THỂ ĐÀM TRỌC Ứ TRỞ

Triệu chứng: Đau đầu nặng như đeo đá, tinh thần nặng nề, ngực bụng đầy chướng hay có cảm giác buồn nôn, chán ăn, chậm tiêu, lưỡi bè có vết hằn răng, rêu lưỡi dầy nhờn

Dược thiện

Bạch cương tàm lượng tuỳ ý, Hành củ 6g, lá Chè 3g. Ba thứ thái vụn hãm hoặc sắc nước uống thay trà hàng ngày

Công dụng: Hoá đàm, khứ phong chỉ thống.

Hoài sơn 30g, Bán hạ chế 30g. Hoài sơn thái vụn, sắc Bán hạ lấy nước rồi nấu với Hoài sơn thành cháo, thêm Đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Táo thấp hoá đàm, giáng nghịch chỉ ẩu

Thiên ma 10g, Trần bì 10g, Óc lợn 1bộ. Thiên ma và Trần bì rửa sạch, thái vụn cho vào bát cùng với Óc lợn hấp cách thuỷ chế thêm gia vị ăn nóng

Công dụng: Hoá đàm giáng trọc, bình can tức phong.

VỚI THỂ HUYẾT Ứ

Triệu chứng: Đau đầu liên miên không dứt, có điểm đau cố định không di chuyển, có lúc đau như dùi đâm kim chích, chất lưỡi có những điểm ứ huyết màu tím, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn rộng

Dược thiện

Xuyên khung 3 – 6g, Hồng hoa 3g, Trà diệp 3 – 6g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà.

Công dụng: Hoạt huyết hoá ứ, khứ phong chỉ thống

Cua đực 500g, Hành củ khô 150g, Gừng tươi thái chỉ 25g, Mỡ lợn 75g, gia vị vừa đủ. Cua làm sạch chặt đôi, hành khô bóc vỏ thái lát. Cho mỡ vào chảo phi Hành và Gừng cho thơm rồi bỏ ra, tiếp tục bỏ cua vào rang, khi gần được bỏ Hành, Gừng, và gia vị vừa đủ, chế thêm một chút nước đun lửa nhỏ cho đến khi cạn khô là được, dùng làm thức ăn hàng ngày.

Công dụng: Hoạt huyết hoá ứ, tư âm thanh nhiệt.

Caythuocquy.info.vn

9 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP CƠ THỂ HẤP THU CHẤT BÉO ÍT HƠN

Chất béo liên quan đến các bộ phận khác nhau của cơ thể cũng như những hệ quả bệnh tật tương ứng. Với phụ nữ, chất béo đôi khi như một “hiểm họa” cho vóc dáng...

9 loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu chất béo ít hơn.

RAU CẢI CÚC

Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô... Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 - 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C... Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).


Một số bài thuốc đơn giản.

6 LOẠI THỰC PHẨM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ HIỆU QUẢ

Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân, học tập và làm việc mà đôi khi còn gây ra những nguy hiểm sức khỏe nghiêm trọng.

Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân, học tập và làm việc mà đôi khi còn gây ra những nguy hiểm sức khỏe nghiêm trọng. Có cách nào để giải quyết vấn đề mất ngủ? Bài viết nhỏ dưới đây giới thiệu tới sáu loại thực phẩm giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả, giúp tinh thần bạn luôn minh mẫn và khỏe mạnh.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

10 vị thuốc quý cho thai phụ

(Theo: http://thuocdongduoc.vn) Trong kho tàng dược liệu quý giá của nước ta, nhiều vị thuốc có tác dụng rất tốt cho thai phụ, những dược liệu này được gọi là những thuốc an thai. Với mong muốn năm Nhâm Thìn có được những “rồng con” khỏe mạnh, xin giới thiệu một số vị thuốc quý thường dùng cho phụ nữ mang thai.



Ngưu bàng - Tiêu thũng, sát trùng

(Theo: http://thuocdongduoc.vn) Ngưu bàng còn có tên là đại đao, á thực, hắc phong tử… Cây thường mọc hoang và được người dân dùng nấu canh gọi là rau cẩm bình. Là cây thảo lớn, thân thẳng, cao tới 1 - 2m, sống 2 năm, lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc, so le ở trên thân, có phiến lá to rộng, hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng, cuống lá dài; cụm hoa hình đầu và mọc ở đầu cành, hoa có màu đỏ hay tím nhạt, nở vào tháng 6 - 7 hàng năm, quả bế, màu xám nâu, hơi cong.


Hành hoa - Tán hàn, hoạt huyết

(Theo: http://thuocdongduoc.vn) Hằng ngày trong chế biến thức ăn, chúng ta chỉ coi hành là một thứ gia vị làm cho thức ăn thêm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng hành còn là một thứ thuốc đẩy lùi được nhiều bệnh.


Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Một số bài thuốc y học cổ truyền điều trị ung thư

(Theo: thuocdongduoc.vn) Ung thư là một trong những chứng bệnh bất hạnh nhất mà loài người cảm thấy bất lực, chính vì vậy mà các nhà khoa học thế giới có quyết tâm rất cao để có thể chữa khỏi chứng bệnh này. Tại Hội nghị ung thư thế giới lần thứ nhất vào tháng 2 năm 1990 họp ở Mỹ, các nhà ung thư học đã đề ra: quyết tâm chữa khỏi ung thư trong thế kỷ 21 này.


Người ta đã đưa ra những con số khả quan (theo WHO): trước năm 1960 bệnh máu trắng được coi là không chữa được thì nay đã có hơn 50% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc bệnh tình thuyên giảm. Các bệnh khác như: Ung thư dạ dày, đại tràng, da, tử cung nếu được phát hiện sớm trong thời kỳ đầu thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%. Ung thư vú có thể khỏi tới 100%. Một số bệnh phát hiện muộn hơn nhưng vẫn chưa di căn như ung dạ dày, đại tràng, tử cung thời gian sống 5 năm trở lên chiếm tới 60%. Điều này tăng lòng tin của loài người và quyết tâm của giới y học thế giới.

Thuốc Nam trị bệnh dạ dày

(Theo: thuocdongduoc.vn) Đau dạ dày Đông y gọi là vị quản thống, là hiện tượng đau ở vùng thượng vị, vùng dưới tâm. Có thể đau nhiều hay đau ít, đau dữ dội hoặc âm ỉ. Kèm theo đau là hiện tượng đầy trướng, ậm ạch, miệng đắng, ợ hơi, phân lỏng hoặc táo, chân tay lạnh, ăn ít, tiêu hóa trì trệ… Nguyên nhân do bực dọc, giận dữ nhiều quá hại đến can khí. Hoặc do tỳ vị hư hàn, do ăn uống thiếu vệ sinh, thiếu khoa học... Sau đây là một số bài thuốc Nam điều trị chứng này theo từng thể bệnh.


Đau dạ dày do can khí uất kết:
Biểu hiện đau vùng thượng vị, đau lan tới hai bên hạ sườn, đầy tức khó chịu, tinh thần dễ bực dọc, cáu gắt, miệng đắng, tiểu đỏ, da vàng ợ hơi, nôn chua, rêu lưỡi vàng, phân khi lỏng khi táo không ổn định. Phép trị: sơ  can lý khí, điều hòa tỳ vị. Dùng một trong các bài:

Nghệ làm giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng

(Theo: thuocdongduoc.vn) Các nhà khoa học Mỹ cho biết việc dùng Nghệ trong bữa ăn hàng ngày có thể là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ mắc bệnh máu trắng ở trẻ em ở Châu Á thấp.



Trong cuộc hội thảo trẻ em với bệnh ung thư bạch cầu tổ chức tại London (Anh), một nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH Y khoa Loyola, Chicago cho biết: gia vị chế biến từ Nghệ – vốn được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn tại các nước Châu Á - có thể có tác dụng chống lại bệnh máu trắng.

Ké đầu ngựa chữa viêm xoang, lở ngứa

(Theo: thuocdongduoc.vn) Ké đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ, phát ma, mác nháng, là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Tên khoa học: Xanthium strumarium L., thuộc họ cúc (Asteraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là quả già (tên thuốc là thương nhĩ tử) và các bộ phận trên mặt đất. Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt, tính ôn, ít độc. Vào kinh phế. Có tác dụng trừ thấp tiêu phong; nhất là thông mũi do bị tắc, sát khuẩn. Dùng cho các trường hợp đau đầu, tắc ngạt mũi, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết; viêm mũi họng, đau nhức răng; đau co quắp tay chân, lở ngứa, viêm da dị ứng. Liều dùng: 6 - 12g. Sao vàng trước khi dùng để tránh kích ứng dạ dày- ruột, mẩn ngứa ngoài da.



Ké đầu ngựa được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Bài thuốc cổ trị viêm mũi xoang

(Theo: thuocdongduoc.vn) Một trong những bài thuốc cổ nổi tiếng trị viêm mũi xoang là Thương nhĩ tử tán hay còn gọi là “Thương nhĩ tán”.



Khởi thủy từ sách thuốc cổ nổi tiếng Tế sinh phương do y gia trứ danh Nghiêm Dụng Hoà, tự Tử Lễ, người Giang Tây, Trung Quốc biên soạn. Thành phần gồm: thương nhĩ tử 2 tiền rưỡi (7g), tân di nửa lạng ta (15g), bạch chỉ 1 lạng (30g), bạc hà nửa tiền (1,5g). Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g. Theo cổ nhân, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc là tốt nhất.

Hành hoa - Tán hàn, hoạt huyết

(Theo: http://thuocdongduoc.vn) Hằng ngày trong chế biến thức ăn, chúng ta chỉ coi hành là một thứ gia vị làm cho thức ăn thêm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng hành còn là một thứ thuốc đẩy lùi được nhiều bệnh.

Một số bài thuốc Đông y trị đau lưng

(Theo: ykhoa.net) Trong Đông y, đau lưng được gọi là yêu thống, thường liên quan đến các bệnh về thận như có sỏi, viêm, ứ nước. Bệnh còn do phong thấp hoặc các cơ chằng vùng lưng bị tổn thương do tại nạn, bị đánh đập...
Nguyên nhân gây lưng đau:

- Do hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây nên đau, hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây đau. Triệu chứng điển hình là lưng đau nhẹ, đau nặng dần, thay đổi tư thế vẫn không giảm, thời tiết thay đổi làm đau hơn, rêu lưỡi trắng nhớt.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

4 bài thuốc chữa liệt dương

(Theo ykhoa.net) Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ). Đơn thuốc được kê tùy theo các nguyên nhân này.

Liệt dương do suy nhược cơ thể

20 bài thuốc chữa đau lưng

(Theo: ykhoa.net) Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH
Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.
Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.

12 bài thuốc từ các loại quả làm mứt

(Theo: ykhoa.net) Hầu hết các loại quả dùng làm mứt Tết như bí đao, hạt sen, quất, dừa, táo... đều là những dược thảo. Chẳng hạn, bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, thanh nhiệt, tiêu viêm. Quả và vỏ bí đao chữa đái rắt, đái đục, mụn nhọt. Ngày dùng 30-40 g quả tươi sắc uống hoặc nấu ăn.

11 bài thuốc từ cây đào

(Theo: ykhoa.net) Để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, lấy đào nhân (nhân hạt đào), hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, mần tưới, nghệ vàng mỗi vị 6-8 g, sắc nước uống.

Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường. Lá đào vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, bài thấp, thanh nhiệt, sát trùng. Rễ đào vị đắng, tính bình.

Những Công Dụng Thú Vị Của Bạc Hà

(Theo Dân Trí & Bacsi.com) Thảo dược tuyệt vời này có thể giúp giảm đau dạ dày, trị gầu… và cả giữ gìn vóc dáng thon thả.


Một số bài thuốc nam chữa suy nhược cơ thể


(Theo ykhoa.net) Suy nhược cơ thể là trạng thái mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả... Bệnh thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh mất nhiều máu... Dưới đây là một số bài thuốc nam và món ăn chữa bệnh hiệu quả.