Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

RAU MÁ - ĐÓI ĂN RAU, ĐAU UỐNG THUỐC

Trong cuộc sống hàng ngày ít ai biết được rằng: Rau má - thứ rau mà nhiều người vẫn coi là loài rau mọc hoang dã nơi gốc ruộng, bờ đường ấy lại là một dược thảo rất quý, chữa được nhiều bệnh khá hữu hiệu...


Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc với người dân đất Việt, đặc biệt là với những người nông dân, mà nó còn là một dược thảo. Trong dân gian Rau má được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm.

17 CHỨNG BỆNH CÓ THỂ TRỊ BẰNG RAU CẦN

Rau cần là loại rau thông dụng và có thể sử dụng làm thuốc. Theo Đông y học: Rau cần có vị ngọt, cay; tính mát; vào các kinh Phế và Vị. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp, tỉnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái v.v... Có thể sử dụng để chữa cao áp huyết, mạch máu xơ cứng, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều v.v... Một số ứng dụng cụ thể:

CÓ CỦ RÁY - ĐAU NHỨC XƯƠNG VÀ MỤN NHỌT SẼ PHẢI RA ĐI

Ráy còn gọi là cây Ráy dại, Dã vu. Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C. Koch (Colocasia macrorhiza shott), thuộc họ Ráy ARACEAE.

Ráy là một loại cây mềm, cao 0,3 – 1,4m (có thể dài 5m), phân dưới sát gốc lại bò lên trên mặt đất, phần trên đứng, dưới gốc có thân rễ hình cầu dần phát triển thành củ, dài, to và nhiều đốt ngắn, trên những đốt có vẩy màu nâu, lá to, hình tim dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45cm, màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt. Cuốn nằm bò dài 15 – 120cm (có gốc to dài nặng 3 – 5kg), có củ có tuổi 4 – 5hoặc 10 năm. Bông của Ráy mo nang mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất phụ. Phần cuốn của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ, mùa hoa, quả tháng 1 – 5

HOA MUA - HOA CỦA NÚI RỪNG

Hoa mua là loài hoa quen thuộc của đồng bào các dân tộc miền núi nước ta. Vào cuối xuân đầu hè, hoa Mua nở rộ trên các sườn đồi, ven rừng, ven suối. Hoa Mua có nhiều loại, loại màu hồng tím (Dã mẫu đơn), loại màu đỏ (Mua leo), loại màu hồng (Mua núi)... song phổ biến hơn cả là Dã mẫu đơn và Mua núi. Đây cũng là hai cây thuốc dân gian quen thuộc của đồng bào các dân tộc miền núi.


BÀI THUỐC PHÒNG CHỐNG ĐAU ĐẦU

Đau đầu là một chứng trạng thường gặp trong thực tiễn lâm sàng. Trong Y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng Đầu thống. Đau đầu do rất nhiều nguyên nhân gây ra song tựu chung không ngoài hai phương diện là ngoại cảm (nhân tố tác động bên ngoài) và nội thương (nhân tốt tác động bên trong). Ngoài việc dùng thuốc và các biện pháp khác để giảm đau, cổ nhân xưa còn dùng các món dược thiện để chữa trị căn bệnh này. Bạn đọc có thể tham khảo vận dụng cho mình hoặc người thân khi cần thiết.



VỚI THỂ PHONG HÀN NGOẠI NHẬP

Triệu chứng: Đau đầu kèm theo đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau bụng, đau tăng khi đi ra gió, thường xuyên thích che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, tắc mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Dược thiện

Đầu Cá mè hoa 1 cái, Xuyên khung 3 – 9g, Bạch chỉ 6 –9g. Cho Xuyên khung và Bạch chỉ vào túi vải rồi đem nấu với đầu cá thành canh, khi chín nhừ chế thêm gia vị ăn nóng.

Công dụng: Sơ phong tán hàn, chỉ thống

Hành củ 10g, Đạm đậu xị 10g, Gạo tẻ 100g. Gạo vo sạch đem nấu thành cháo, khi nhừ cho Đạm đậu xị và hành vào đun thêm một lát là được, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Tân ôn giải biểu, khứ phong tán hàn. Cũng có thể cho thêm vào nồi cháo lá Tía tô tươi 10g, Gừng tươi 3 lát để làm tăng khả năng giải biểu trừ hàn.

Sinh khương (Gừng tươi) 10g, Đường đỏ lượng vừa đủ. Sinh khương rửa sạch, thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, chế thêm Đường đỏ uống nóng.

Tác dụng: Tàn hàn giải biểu, chỉ thống.

VỚI THỂ PHONG NHIỆT THƯỢNG PHẠM

Triệu chứng: Đau đầu có cảm giác căng chướng, thậm chí đau kịch liệt, phát sốt, sợ lạnh, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát thích uống nước mát, đại tiện táo bón thường xuyên hoặc khó đi, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch nhanh.

Dược thiện

Thịt lợn nạc 120g, củ Sắn dây (Cát căn) tươi (nếu khô thì dùng 30g), Sài hồ 12g. Sài hồ, Cát căn rửa sạch, cắt vụn; thịt lợn rửa sạch thái miếng, tất cả cho và nồi hầm lửa nhỏ trong 2 giờ chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, giải cơ chỉ thống.

Tang diệp (lá Dâu) 10g, Trúc diệp (lá Tre) 15 – 30g, Cúc hoa 10g, Bạch mao căn 10g, Bạc hà 6g. Tất cả rửa sạch cắt vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 phút thì dùng được, uống thay trà.

Công dụng: Sơ phong tán nhiệt,

Xuyên khung 3g, Trà diệp 6g. Hai vị đem sắc lấy nước uống ấm.

Công dụng: Khứ phong tán nhiệt, lý khí chỉ thống.

VỚI THỂ CAN DƯƠNG THƯỢNG CANG

Triệu chứng: Đau đầu kèm theo hoa mắt chóng mặt, có thể chỉ đau nửa đầu, tâm trạng buồn phiền uất ức, dễ cáu giận, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, mặt đỏ, miệng đắng, đau tức hai bên sườn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Dược thiện

Thiên ma 25g, Xuyên khung 10g, Bạch linh 10g, Cá chép tươi 1 con chừng 1000g, gia vị vừa đủ. Xuyên khung, Thiên ma, Bạch linh, thái phiến rồi cho vào bụng cá cùng gia vị, đem hấp cách thủy chừng 30 phút, ăn trong ngày.

Công dụng: Bình can định thần, hoạt huyến chỉ thống

Cà chua 250g, Gạo tẻ 100g, Đường đỏ 150g, nếu có thêm một chút dầu Hoa hồng thì càng tốt. Cà chua rửa sạch, cắt miếng rồi đem ninh với gạo thành cháo, chế thêm Đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, bình can.

VỚI THỂ KHÍ HUYẾT LƯỠNG HƯ

Triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, hay hồi hộp trống ngực hay có cảm giác khó thở, dễ vã mồ hôi hoặc đổ mồ hôi trộm, sợ gió, tinh thần mệt mỏi sắc mặt nhợt nhạt hoạc vàng úa, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng.

Dược thiện

Ngũ vị tử 20g, thịt Thăn lợn 200g, Trứng gà 2 quả, Bột mì 25g, Mỡ lợn 50g, nước luộc gà 100ml, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng ướp với gia vị, một chút Rượu vang và nước sắc Ngũ vị tử; đập trứng vào bát, hoà đều với Bột mì. Cho mỡ vào chảo đun nóng già rồi rán thịt lợn sau khi đã nhúng vào dung dịch trứng bột. Tiếp đó đem thịt rán rim với nước luộc gà cho mềm, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.

Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, kiện vận tỳ vị

Hoàng tinh 30g, Đẳng sâm 30g, Hoài sơn 30g, Gà mái một con (nặng chừng 500g), gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, chặt miếng, các vị thuốc thái phiến cho vào túi vải. Tất cả cho vào nồi, chế đủ gia vị, hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Ích khí bổ hư

VỚI THỂ ĐÀM TRỌC Ứ TRỞ

Triệu chứng: Đau đầu nặng như đeo đá, tinh thần nặng nề, ngực bụng đầy chướng hay có cảm giác buồn nôn, chán ăn, chậm tiêu, lưỡi bè có vết hằn răng, rêu lưỡi dầy nhờn

Dược thiện

Bạch cương tàm lượng tuỳ ý, Hành củ 6g, lá Chè 3g. Ba thứ thái vụn hãm hoặc sắc nước uống thay trà hàng ngày

Công dụng: Hoá đàm, khứ phong chỉ thống.

Hoài sơn 30g, Bán hạ chế 30g. Hoài sơn thái vụn, sắc Bán hạ lấy nước rồi nấu với Hoài sơn thành cháo, thêm Đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Táo thấp hoá đàm, giáng nghịch chỉ ẩu

Thiên ma 10g, Trần bì 10g, Óc lợn 1bộ. Thiên ma và Trần bì rửa sạch, thái vụn cho vào bát cùng với Óc lợn hấp cách thuỷ chế thêm gia vị ăn nóng

Công dụng: Hoá đàm giáng trọc, bình can tức phong.

VỚI THỂ HUYẾT Ứ

Triệu chứng: Đau đầu liên miên không dứt, có điểm đau cố định không di chuyển, có lúc đau như dùi đâm kim chích, chất lưỡi có những điểm ứ huyết màu tím, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn rộng

Dược thiện

Xuyên khung 3 – 6g, Hồng hoa 3g, Trà diệp 3 – 6g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà.

Công dụng: Hoạt huyết hoá ứ, khứ phong chỉ thống

Cua đực 500g, Hành củ khô 150g, Gừng tươi thái chỉ 25g, Mỡ lợn 75g, gia vị vừa đủ. Cua làm sạch chặt đôi, hành khô bóc vỏ thái lát. Cho mỡ vào chảo phi Hành và Gừng cho thơm rồi bỏ ra, tiếp tục bỏ cua vào rang, khi gần được bỏ Hành, Gừng, và gia vị vừa đủ, chế thêm một chút nước đun lửa nhỏ cho đến khi cạn khô là được, dùng làm thức ăn hàng ngày.

Công dụng: Hoạt huyết hoá ứ, tư âm thanh nhiệt.

Caythuocquy.info.vn

9 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP CƠ THỂ HẤP THU CHẤT BÉO ÍT HƠN

Chất béo liên quan đến các bộ phận khác nhau của cơ thể cũng như những hệ quả bệnh tật tương ứng. Với phụ nữ, chất béo đôi khi như một “hiểm họa” cho vóc dáng...

9 loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu chất béo ít hơn.

RAU CẢI CÚC

Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô... Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 - 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C... Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).


Một số bài thuốc đơn giản.